Vạch trần Lỗ hổng thời gian là gì? - Giải quyết tạo hồ sơ xin việc chỉn chu Mới nhất 2020
Chắc hẳn bạn đã chuẩn bị tốt về một sơ yếu lý lịch đẹp và có những lời giới thiệu với giá trị tốt nhất cùng nhiều năm kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, lỗ hổng thời gian trong quá trình làm việc của bạn lại có và nhà tuyển dụng nhận thấy từ đó ảnh hưởng tới quyết định nhận bạn vào làm việc. Vậy lỗ hổng thời gian là gì thì chúng ta cùng giải đáp với bài viết nhé!
Tất nhiên là trong cả một quá trình dài khi thể hiện về kinh nghiệm làm việc dù có một khoảng trống nhỏ bị cách đoạn thì nhà tuyển dụng sẽ luôn chú ý. Có thể là thời gian đó bạn đi du lịch, tham gia tích lũy kinh nghiệm bản thân, giải quyết một công việc nào đó,...Nhưng nếu bạn không biết cách giải thích hay thuyết phục nhà tuyển dụng thì đôi khi bạn sẽ bị loại ngay từ buổi đầu sơ tuyển chứ chưa nói gì tới vòng phỏng vấn.
Vậy nên, việc mà lấp đầy lỗ hổng thời gian trong hồ sơ xin việc của bạn cũng sẽ còn là cả một nghệ thuật. Dưới đây sẽ chính là những lưu ý về việc lấp đầy lỗ hổng thời gian cho hồ sơ xin việc hoàn hảo của bạn.
1. Bản thân luôn sẵn sàng đưa ra lời giải thích
Bản thân luôn sẵn sàng đưa ra lời giải thích
Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ thắc mắc về các lỗ hổng trong chính thời gian làm việc mà bạn đưa ra vì họ muốn biết bạn đã làm gì. Do đó mà khi quyết định gửi một hồ sơ xin việc tới nhà tuyển dụng thì bạn cũng cần thừa nhận trước về lỗ hổng. Kết hợp với đó là việc đưa ra một lời giải thích gọn gàng nhất về việc bạn không làm công việc nào trong khoảng thời gian đó.
Sau đó tiến tới buổi phỏng vấn thì bạn sẽ cần bày tỏ chi tiết hơn, sẵn sàng trước mọi sự thắc mắc từ nhà tuyển dụng chứ đừng mong chờ nhà tuyển dụng "lờ" đi. Khi không có một lời giải thích chính đáng thì nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ bạn nhiều hơn vào khả năng của bạn dù là thành tích đạt được xuất sắc đi chăng nữa.
2. Đẩy sự giải thích theo hướng tích cực nhất có thể
Đẩy sự giải thích theo hướng tích cực nhất có thể
Như chúng ta thấy có rất nhiều lý do tạo nên lỗ hổng thời gian trong hồ sơ xin việc, chứ không nhất thiết là đều do bị cắt giảm hay sa thải. Vì có nhiều cá nhân dành thời gian để lựa chọn một khóa học nâng cao khác, tham gia làm việc tự do,...Bạn cũng nên nhớ là những lý do tích cực như vậy sẽ luôn giúp bạn trở thành một ứng viên xuất sắc, cạnh tranh hơn đó.
Thử liệt kê các khóa học và tham gia và chủ động dẫn chứng về việc nó sẽ giúp ích cho bạn ra sao với công việc mới này. Hơn nữa là hãy chia sẻ các kinh nghiệm cũng như thành tựu đạt được nếu bạn làm việc tự do, còn khi du lịch thì hãy thử kể sơ qua về những điều thú vị đã trải nghiệm.
Dù thế nào thì khi không làm một công việc chính thức theo khoảng thời gian cố định chưa chắc bạn là một kẻ lười biếng. Cũng như qua lỗ hổng thời gian đó mà đánh giá bạn về việc tiêu tốn thời gian vô bổ bạn hãy thể hiện rằng mình còn học được nhiều điều bổ ích hơn và minh chứng chúng với nhà tuyển dụng.
3. Cố gắng luôn luôn trung thực
Cố gắng luôn luôn trung thực hơn là yếu tố tác động rất lớn
Xem xét tất cả thì sẽ còn rất nhiều nguyên do dẫn đến việc có tác động tới quyết định mà nhà tuyển dụng từ chối bạn chứ không hẳn là việc vì một lỗ hổng nhỏ mà không chấp nhận bạn. Có thể là bạn bị sa thải ở công ty cũ đi chăng nữa thì bạn cũng đừng nói dối mà thành thực hơn trong hồ sơ xin việc.
Tất nhiên, bạn có thể chỉ viết về ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc còn khi nhà tuyển dụng muốn nắm bắt chi tiết thì họ sẽ hỏi trực tiếp về bạn. Còn trường hợp mà bạn chủ động bỏ việc thì bạn hãy thẳng thắn hơn, đưa ra sự khẳng định về việc bạn thực sự mong muốn có một bước tiến mới. Tức là bạn cần một công việc có kế hoạch vạch ra thách thức hơn thay vì những công việc mà bạn có thể làm dễ dàng.
Hơn nữa là sự trung thực và thẳng thắn sẽ luôn là điều mà nhà tuyển dụng mong muốn với ứng viên. Vì đức tính đó sẽ luôn hỗ trợ tốt cho công việc và tạo sự liên kết bền chặt.
4. Hãy che mờ lỗ hổng thời gian tránh gây chú ý
Hãy che mờ lỗ hổng thời gian tránh gây chú ý
Việc liệt kê danh sách công việc theo một trình tự thời gian là điều cần thiết của các ứng viên ghi muốn ghi điểm và bày tỏ về kinh nghiệm thực tế của mình với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu bạn có sự ngắt quãng việc làm thì hãy thử sử dụng về dàng hồ sơ xin việc dạng tính năng thay thế và nêu ra kinh nghiệm làm việc theo loại hình công việc.
Bởi khi sử dụng về loại hình này bạn đã thu hút sự tập trung của nhà tuyển dụng vào kinh nghiệm bạn có nhiều hơn là khoảng thời gian bạn gắn bó. Hay như khả năng linh hoạt về trình bày hồ sơ xin việc của bạn cũng được đánh giá cao nhưng nếu không có lỗ hổng thì bạn vẫn có thể sử dụng liệt kê thông thường nhé.
5. Hồ sơ xin việc chỉ liệt kê năm cho kinh nghiệm
Sự chi tiết sẽ luôn là điều mà nhà tuyển dụng cần nhưng đó cũng không phải là điều kiện bắt buộc mà bạn cần tuân thủ. Thay vì việc bạn liệt kê ngày tháng năm bắt đầu và kết thúc công việc thì bạn có thể chỉ đưa ra năm mà thôi. Hoặc nếu bạn có sự lo lắng thì hãy chuẩn bị một bản kinh nghiệm chi tiết hơn về thời gian để trình bày khi nhà tuyển dụng muốn biết thêm trong buổi phỏng vấn.
6. Khẳng định về những điều mà bạn đạt được trong thời gian hổng
Dù là lý do nào tạo ra lỗ hổng thì sẽ luôn có những kỹ năng, kinh nghiệm mới mẻ mà bạn nhận được trong khoảng thời gian đó. Chẳng hạn như việc bạn xin nghỉ để nuôi con, chăm sóc người thân ốm đau thì bạn có thể nêu ra những kỹ năng bạn làm việc, chịu được áp lực.
Hay như bạn tham gia công việc ngắn nào đó thì đưa ra các thành tích đạt được bắt đầu từ đơn xin việc tới CV xin việc. Vì qua đó có thể đánh lạc hướng nhà tuyển dụng bằng những kết quả giúp nhà tuyển dụng "quên bẵng" đi các lỗ hổng trong hồ sơ và nếu như bạn có nhiều mối quan hệ tốt với thành tích nổi bật thì đó sẽ là lý do mà nhà tuyển dụng không ngần ngại mời bạn làm việc.
Liên kết làm sao để nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm hữu ích cho công việc. Có được các bài học trong cuộc sống và dễ dàng thích nghi với môi trường mới và bạn sẽ giúp công ty phát triển.
7. Nhắc tới việc làm tình nguyện nhiều hơn
Nhắc tới làm các công việc tình nguyện tăng sự quan tâm của nhà tuyển dụng
Thông thường yếu tố này sẽ có ích hơn tăng sự quan tâm của nhà tuyển dụng đối với ứng viên khi không có kinh nghiệm bù trừ. Tức là nếu bạn chưa tìm được một công việc cụ thể thì hãy chủ động tham gia các hoạt động tình nguyện bổ trợ. Sau đó hãy trình bày tất cả tại sơ yếu của mình tạo nên một tiêu chí đánh giá cho nhà tuyển dụng lựa chọn bạn.
Còn nếu bạn đã có kinh nghiệm mà lại có sự bổ trợ thêm về các công việc tình nguyện thì đó là lợi thế dành cho bạn. Chắc chắn sẽ hỗ trợ bạn tốt hơn trong việc cạnh tranh với các ứng viên khác cùng tham gia ứng tuyển và lỗ hổng thời gian cũng được bỏ qua.
8. Nhấn mạnh nhiều hơn về các thành tựu
Bạn đừng bao giờ bỏ lỡ một khoảng thời gian nào của bản thân mà hãy tích cực trau dồi nhiều hơn về các nền tảng kiến thức cần thiết để hỗ trợ cho chính ước mơ sau này. Tham gia một khóa học chuyên sâu nâng cao chuyên môn, nâng cao về ngoại ngữ của mình,...Tất cả hãy đề cấp tới trong hồ sơ xin việc của mình, tạo một cơ chế bào chữa cho lỗ hồng thời gian của hồ sơ xin việc.
Hay đôi khi là bạn có thể nêu về những thành công đó của bản thân ngay trên đầu sơ yếu lý lịch. Vì mọi điều hướng tốt sẽ luôn mang lại lợi thế cho bạn che đi mốc thời gian đã bị bỏ lỡ.
9. Kinh nghiệm không liên quan cũng không nên bỏ qua
Kinh nghiệm không liên quan cũng không nên bỏ qua
Dù bạn đã từng làm việc về một lĩnh vực không liên quan đến vị trí hiện tại ứng tuyển nhưng bạn lại muốn trình bày về kinh nghiệm để bổ trợ cho các yếu tố khác. Chắc chắn là đừng bỏ lỡ nhé mà hãy thử đề cập công việc đó tại phần kinh nghiệm không liên quan riêng sau đó kết hợp với lời giải thích trong thư xin việc.
Bất kỳ yếu tố bổ trợ nào cũng sẽ là một biện pháp hoàn hảo giúp bạn lấp đầy được các lỗ hổng của sơ yếu lý lịch. Khi bạn bỏ lỡ đi thì đó là việc bạn đang tự đánh mất cơ hội của chính mình.
10. Gợi ý về bí quyết khác hỗ trợ lấp đầy lỗ hổng thời gian
Gợi ý về bí quyết khác hỗ trợ lấp đầy lỗ hổng thời gian
Ngày nay sự cạnh tranh trên thị trường việc làm đã dần trở lên gay gắt hơn vì lượng hồ sơ mà nhà tuyển dụng tiếp nhận là rất lớn. Do đó mà để nắm được một công việc như ý muốn thì bạn cần tránh tối thiểu về các yếu tố tác động xấu như lỗ hổng thời gian. Làm sao để xử lý được tốt và để lại ấn tượng mới là điều cần thực hiện của ứng viên.
- Gợi ý về trước khi viết hồ sơ xin việc
+ Bạn nên chủ động đánh giá về kỹ năng với kinh nghiệm của bản thân.
+ Thực hiện làm mới các kỹ năng của mình sau một quá trình dài không đi làm.
+ Tích cực tham gia nhiều hơn về các dự án nghiên cứu, tình nguyện hay như đào tạo nâng cao bản thân.
- Trong khi thực hiện viết hồ sơ xin việc
+ Lựa chọn về một form mẫu phù hợp hơn để tạo sự nổi bật.
+ Nếu rõ về những yếu tố tích cực hơn và chuyển sự chú ý linh hoạt.
+ Đừng đề cập quá nhiều về con số ngày thánh mà hãy dùng đơn xin việc hoặc thư xin việc để giải thích.
Như vậy tóm lược chung lại thì điều mà mọi ứng viên cần nhớ khi hồ sơ xin việc của lỗ hổng thời gian là trung thực. Bạn thất nghiệp thì hãy chủ động đối diện với thực tế, đừng bịa ra một công việc hay kinh nghiệm, đặc biệt là người tham chiếu. Vì nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ biết được điều đó chỉ là sớm hay muộn và khi phát hiện ra thì ảnh hưởng tới bạn sẽ còn tồi tệ hơn rất nhiều.
Không có nhận xét nào