DOL là gì? Lý giải vì sao nhà quản trị quan tâm đến DOL
Dol là gì? Là thuật ngữ được sử dụng phổ biến đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, và nó có vai trò rất quan trọng đối với việc nhà quản trị đưa ra được kết luận về mối quan hệ trong thị trường cùng với một số yếu tố chủ chốt đầu ra. Hay nói dễ hiểu hơn thì Dol đóng góp được phần lớn trong quá trình quản trị doanh nghiệp của người điều hành.
1. Dol là gì?
Nếu bạn là một nhà quản trị tương lai thì có lẽ thuật ngữ này sẽ gắn bó với bạn cả một hành trình dài. Bởi đây là thuật ngữ được sử dụng rất thông dụng trong quá trình quản lý cũng như điều hành bộ máy kinh doanh. Trước tiên các bạn cần biết rằng đây là thuật ngữ được viết tắt của cụm từ Degree Of Operating Leverage -DOL có nghĩa tiếng Việt là Tỷ lệ đòn bẩy hoạt động. Hoặc khi bạn nghe ai đó nói đến độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh thì các bạn cũng có thể hiểu đó là DOL.Dol là gì? |
Là một loại chỉ số mô tả hiệu ứng về mức độ nợ hoạt động trong quá trình tạo ra một thu nhập trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp có kết cấu chi phí kinh doanh không thay đổi lúc đó có nghĩa là độ lớn của đòn bẩy kinh doanh sẽ phản ánh được với nhà quản trị được phần trăm thay đổi của khoản lãi vay khi doanh thu cùng lợi nhuận trước thuế cùng với thay đổi 1%.
Ngoài ra khi đòn cân nợ hoạt động có mức độ cao hơn, thì một biên độ sẽ thay đổi rộng hơn của lợi nhuận trước thuế và lãi vay liên quan đến sự dịch chuyển trong doanh số, trong khi tất cả các yếu tố được giữ nguyên. Khi Dol cao thì mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Không chỉ thúc đẩy cho bộ máy doanh nghiệp thu về nhiều hơn mà còn giúp cho doanh nghiệp không cần sử dụng bất cứ một chi phí gia tăng nào. Bởi nếu bạn hiểu được phần nào bản chất của DOL thì có lẽ cũng sẽ nhìn thấy được hầu như các chi phí đều là chi phí cố định, đương nhiên khi đó lợi nhuận và thu nhập của doanh nghiệp cũng tăng nhanh hơn.
Tóm lại, một công ty có đòn bẩy hoạt động cao có tỷ lệ chi phí cố định lớn, điều đó có nghĩa là sự gia tăng lớn về doanh số có thể dẫn đến những thay đổi lớn về lợi nhuận.
2. Cách tính mức độ đòn bẩy kinh doanh/ DOL
Tỷ lệ DOL hỗ trợ các nhà quản trị xác định được sự ảnh hưởng, tác động đối với doanh số và thu nhập của công ty. Dưới đây là công thức về mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh (DOL), các bạn cùng tham khảo để hiểu rõ hơn về bản chất của thuật ngữ này nhé.2.1. Công thức tính Degree Of Operating Leverage
Công thức tính Degree Of Operating Leverage |
DOL = (tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế) / (Tỷ lệ thay đổi của doanh thu hay sản lượng hàng bán)
Bên cạnh đó, độ lớn của OL – đòn bẩy kinh doanh tại một mức doanh thu gốc sẽ có DOL như sau:
DOL = (ΔEBIT : EBIT0) / (ΔQ / Qo)
Trong đó:
EBIT là lợi nhuận trước lãi vay và thuế, nên ΔEBIT (= EBIT1 - EBIT0) là biển hiện của sự gia tăng của của lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Q là sản lượng bán ra, nên ΔQ (= Q1 - Q0) là biểu hiện sự gia tăng của doanh thu.
Tuy nhiên sau khi trải qua nhiều giai đoạn phát triển và nghiên cứu của các chuyên gia thì mức độ đo lường đòn bẩy hoạt động được tính với công thức mới. Đó là:
DOL = [Q x(p-v)] / [Qx(p-v) - F]
Trong đó:
F: Chi phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi vay);
v: Chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm;
p: Giá bán đơn vị sản phẩm;
Q: Số lượng sản phẩm bán ra.
Từ những chia sẻ về công thức một cách cụ thể được chia sẻ ở trên thì có lẽ các bạn cũng đã phần nào thấy được rằng để tính ra được mức độ đòn bẩy kinh doanh không phải là chuyện đơn giản. Và các bạn cũng cần phải hiểu rõ được bản chất của thuật ngữ này. Vậy các bạn tham khảo tiếp nội dung tiếp theo nhé.
2.2. Ví dụ minh họa về đòn bẩy kinh doanh
Để các bạn hiểu được rõ hơn về thuật ngữ này thì các bạn hãy cùng Thanh Hồng giải bài toán trong ví dụ dưới đây.Một công ty hoạt động sản xuất kinh doanh loại mặt hàng A, có giá bán là 100.000 đồng/ mặt hàng. Và chi phí cố hoạt định của bộ máy là 300 triệu đồng, chi phí biến đổi được xác định là 80.000/ mặt hàng. Mức sản lượng 25.000 mặt hàng A, thì khi đó sản lượng hòa vốn kinh tế với mức độ tác động của hoạt động đòn bẩy kinh doanh sẽ được xác định thế nào.
Qh = 300.000.000/ (100.000 – 80.000)=15.000 mặt hàng A
Khi đó mức độ tác động của DOL/ đòn bẩy kinh doanh cần xác định theo yêu cầu bài toán là:
DOL = [25.000 x (100.000 - 80.000)] / [25.000 x (100.000 – 160.000) - 300.000.000] = 2,5
Như vậy các bạn cũng đã thấy thì, mức độ tác động của DOL đã phản ánh được khi bộ máy doanh nghiệp có mức sản lượng là 25.000 mặt hàng. Khi nhìn vào kết quả của bài toàn thì bạn hay các nhà quản trị doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng suy được ra là khi tăng được 1% thì doanh số mặt hàng A được bán ra sẽ tăng được 2,5% lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Và ngược lại, nếu sản lượng hàng bán ra giảm khoảng 1% thì khi đó lợi nhuận trước lãi vay và thuế cũng sẽ giảm 2,5%.
2.3. Nói chung, ý nghĩa của cách tính tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh là gì?
Ngoài ra, khi nhìn vào công thức trên thì các anh cũng sẽ thấy rằng chi phí cố định lớn hơn trong kết cấu của các khoản chi phí kinh doanh thì điều này đồng nghĩa với việc doanh thu càng tăng và lợi nhuận trước thuế và lãi vay càng tăng nhiều hơn. Và ngược lại, doanh thu giảm nhiều thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay cùng sẽ giảm nhiều.Có thể các bạn cũng chưa biết rằng, việc giảm lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng được coi là rủi ro trên chiến trường kinh doanh. Nên chắc chắn rằng, các nhà kinh doanh hay nhà quản trị cũng sẽ rất quan tâm cũng như chú trọng đến vấn đề liên quan đến nghệ thuật đòn bẩy hoạt động kinh doanh.
Để đơn giản hơn, thì các bạn có thể hiểu rằng, mức độ đòn bẩy hoạt động (DOL) càng cao, thu nhập của công ty càng nhạy cảm trước lãi suất và thuế (EBIT) đối với các thay đổi trong doanh số, giả sử tất cả các biến số khác không đổi.
Đòn bẩy hoạt động đo lường chi phí cố định của một công ty theo tỷ lệ phần trăm của tổng chi phí. Nó được sử dụng để đánh giá một điểm kinh doanh của điểm hòa vốn, đó là nơi doanh số đủ cao để trả cho tất cả các chi phí và lợi nhuận bằng không. Một công ty có đòn bẩy hoạt động cao, có tỷ lệ chi phí cố định lớn, điều đó có nghĩa là doanh số tăng mạnh có thể dẫn đến thay đổi lợi nhuận quá mức. Một công ty có đòn bẩy hoạt động thấp có tỷ lệ chi phí biến đổi lớn, điều đó có nghĩa là họ kiếm được lợi nhuận nhỏ hơn trên mỗi lần bán, nhưng không phải tăng doanh số nhiều để trang trải chi phí cố định thấp hơn.
3. Lý giải vì sao nhà quản trị cần phải quan tâm đến đòn bẩy kinh doanh
Nhiều câu hỏi đặt ra, khi bản chất của DOL là gì? Và tại sao lại được sự quan tâm của các ông chủ doanh nghiệp, nhà quản trị đến thế? Và đề giải thích được những điều này thì ý nghĩa về tỷ lệ đòn bẩy hoạt động kinh doanh được chia sẻ ở trên cũng chỉ cho bạn được một góc cạnh.Lý giải vì sao nhà quản trị cần phải quan tâm đến đòn bẩy kinh doanh |
Đương nhiên khi đó các doanh nghiệp nói chung hay các nhà quản trị nói riêng cũng sẽ đưa ra một đòn bẩy doanh nghiệp. Giống như một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nhưng lại không có mô tả chi tiết về quy trình vận hành của bộ máy. Và cách để sử dụng hiệu quả được DOL hay đòn bẩy hoạt động kinh doanh cũng là một trong những vấn đề đau đầu của các ông chủ doanh nghiệp.
Và có một sự thật rằng, các công ty kinh doanh lĩnh vực phần mềm thường sẽ có nghệ thuật đòn bảy kinh doanh rất tốt. Điển hình như công ty Microsoft, đa phần các chi phí trong kết cấu chi phí của công ty đều là chi phí cố định và đa phần đều được đầu tư vào bộ phận Marketing và phát triển phần mềm. Dù họ có bán ra 10 triệu hay 1 triệu bản copy phần mềm windows độc quyền mới nhất thì cũng sẽ chỉ vẫn là những chi phí đó và không đổi. Trong khi cố lượng phần mềm được bán ra còn có thể cao hơn và đủ để bù đắp được tất cả chi phí cố định của công ty. Tuy nhiên cứ mỗi đô la được tăng thêm trong doanh số bán hàng thì đều được chuyển thành lợi nhuận tăng thêm hay còn được gọi là lợi nhuận biên tế.
Mặt khác, một công ty bán lẻ thì lại khác, điển hình là các siêu thị nhỏ khi mà có mức độ đòn bẩy trong hoạt động kinh doanh thấp là điều không hiếm gặp. Bởi chi phí cố định thấp dù là mức vừa phải thì cũng đã làm cho chi phí biến đổi của nó lớn hơn. Bên cạnh đó khi hàng tồn kho, cũng sẽ mất thêm nhiều chi phí khác để bán được, chưa kể là thua lỗ hay hòa vốn. Như vậy, mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những lợi thế cũng như cách hoạt động đòn bẩy trong kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên có một điều đặc biệt là các nhà quản trị đều phải quan tâm đến DOL.
Trên đây là những chia sẻ về những vấn đề liên quan đến Tỷ lệ hoạt động đòn bẩy – DOL là gì? Bạn đã đủ tự tin mỗi khi được hỏi đến chủ đề này rồi chứ?
Không có nhận xét nào