Header Ads

Giá gốc là gì? Đặc trưng và nguyên tắc của giá gốc



Với những người tiêu dùng hiện nay thì đều có mong muốn mua hàng hóa với giá gốc, giá rẻ nhất, nếu như bạn là một người tiêu dùng thì bạn có muốn mua hàng với giá gốc hay không? Và giá gốc mà trong bài chúng tôi đề cập đến có liên quan gì đến với giá gốc trong việc mua hàng hay không? Cùng tìm hiểu xem giá gốc là gì nhé.

1. Giá gốc là gì?

Giá gốc là gì?

Giá gốc theo bạn có phải là giá ban đầu của sản phẩm hay không? Ví dụ: Giá của một chai mắm bạn mua hiện tại là 24.000 đồng, vậy đó có phải giá gốc của hàng hóa đó không?


Với giá trị mà bạn mua chai mắm đó chính là giá gốc của nó. Đó đã là giá gốc bán ra thị trường và đem về lợi nhuận rồi. Giá gốc được hiểu chính là giá trị ban đầu của sản phẩm hàng hóa, tài sản. Giá gốc của sản phẩm hàng hóa, tài sản được tính bao gồm tất cả các chi phí mua, vận chuyển, chế biến, sản xuất và tất cả những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm đó theo quy định của pháp luật.


Hay giá gốc còn được hiểu chính là một cách gọi vốn, hay giá nguyên thủy, giá lịch sử. Giá gốc còn được hiểu chính là giá thực tế phát sinh trong các giao dịch phát sinh của doanh nghiệp tạp ra đối tượng tính giá, hoặc giá gốc có thể được hiểu chính là giá cả hợp lý của đối tượng tại thời điểm tính giá đó.

2. Đặc trưng của giá gốc và nguyên tắc giá gốc


 Đặc trưng của giá gốc và nguyên tắc giá gốc


- Đặc trưng của giá gốc

Giá gốc trên thị trường hiện nay đều có đặc chưng chính là được sử dụng phổ biến tại các thời điểm khác nhau khi giao dịch mua bán, giá gốc này được tính là những giá cả dựa trên cơ sở đưa ra giả thuyết của đơn vị thực hiện hoạt động và cũng là hệ quả của trường phái lý thuyết thực thể. Xu hướng này rất thích hợp với xu hướng của kế toán hiện nay.

Giá gốc chính là một loại giá được xem như là bằng chứng, để đảm bảo độ tin cậy và tính khả thi cao khi có bằng chứng chứng minh giao dịch thực tế đã phát sinh và hoàn thành.

Mặc dù vậy, trong những hoàn cảnh khác nhau thì giá gốc sẽ không đảm bảo cho thông tin hữu ích về kế toán.

Sau khi bạn đã hiểu được khái niệm giá gốc và những đặc chưng của giá gốc thì bạn cần phải biết nguyên tắc của giá gốc.

- Nguyên tắc giá gốc:

Theo nguyên tắc của giá gốc thì tất cả những tài sản phải được kế toán theo giá gốc, và trong đó thì tài sản của giá gốc được tính là số tiền hoặc tương đương với số tiền mà doanh nghiệp đã trả, phải trả, hoặc số tiền đó được tính theo giá trị hợp lý của tài sản tại chính thời điểm mà nó được ghi nhận. Giá gốc của tài sản sẽ không được thay đổi nếu như có thay đổi quy định trong chuẩn mực của kế toán.

Đối với nguyên tắc giá gốc sẽ không hoạt động một mình mà nó sẽ hoạt động song song và liên tục cùng với nguyên tắc hoạt động liên tục. Hai nguyên tắc này chúng sẽ có mối quan hệ nhất định với nhau. Vì chỉ khi doanh nghiệp thực hiện nguyên tắc liên tục thì nguyên tắc giá gốc mới được thực hiện. Trong trường hợp doanh nghiệp không còn hoạt động được nữa và đang trong tình trạng phá sản. Chính vì thế mà nguyên tắc giá gốc sẽ không còn được áp dụng trong các doanh nghiệp nữa vì chính lúc này tất cả tài sản của doanh nghiệp sẽ được đem đi bán để trả nợ, hoặc bị ngân hàng, các con nợ đến xiết nợ. Chính vì thế mà tất cả tài sản của doanh nghiệp sẽ được đem ra để định giá tài sản và giá cả của tài sản sẽ được tính theo giá của thị trường lúc đó. Chính vì thế mà giá gốc lại không được áp dụng trong trường hợp này. Thông thường đối với tài sản này của doanh nghiệp sẽ không còn được cao như giá trị tài sản gốc của doanh nghiệp nữa, vì những tài sản này sẽ là những tài sản được tính theo giá của thị trường lúc bấy giờ.

Chính vì thế mà nguyên tắc giá gốc của doanh nghiệp chính là nguyên tắc cần phải thực hiện song song cùng với nguyên tắc liên tục của doanh nghiệp.

3. Giá gốc của tài sản là gì?



 Giá gốc của tài sản là gì? 

Trong phần này chúng ta cùng nhau tìm hiểu sâu về giá gốc của tài sản là gì và để xem tài sản giá gốc sẽ được tính như thế nào nhé.

Giá gốc của tài sản được hiểu chính là giá gốc của tài sản đó hoặc giá gốc tương đương với tiền mà đơn vị kế toán phải trả. Khoản tiền này chính là khoản tiền mà phải trả để có được tài sản, hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào tại thời điểm mà tài sản đã được ghi nhận. Giá gốc của tài sản được phân chia thành nhiều loại khác nhau để dễ phân biệt chúng. Thông thường thì tài sản giá gốc được phân chia thành 3 loại chính là giá gốc tại thời điểm ghi nhận ban đầu, giá gốc tài sản sau thời điểm ghi nhận ban đầu và cuối cùng là giá gốc tài sản tại thời điểm lập báo cáo kế tóa. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu từng loại một nhé.

- Loại đầu tiên, giá gốc tài sản tại thời điểm ghi nhận ban đầu:

+ Đây chính là loại tài sản được phát sinh trên cơ sở các chi phí mua bên ngoài, giá gốc của tài sản chính là giá cả mà phát sinh trong giáo dịch tạo ra tài sản, bao gồm các chi phí mua và chi phí thỏa mãn để ghi nhận điều kiện của tài sản.


+ Đây chính là tài sản được hình thành dựa trên cho thuê tài chính hoặc mua theo cách thức trả chậm. Tức là giá gốc của tài sản sẽ được công nhận theo đúng với giá của thị trường hiện tại và được ghi nhận ban đầu được chiết khấu từ luồng tiền tương lai.

+ Tiền được hình thành từ các nguồn trao đổi tiền khác như là: Nhận vốn góp, biếu tặng, tài trợ,...

+ Tài sản tại thời điểm ghi nhận ban đầu còn là các khoản thu từ việc cho vay, cho thuê tài chính và bán hàng cho trả góp,...và nhiều hoạt động khác nữa.

+ Tài sản còn được hình thành với các khoản tiền khác với tiền kế toán.

- Loại thứ hai, giá gốc của tài sản tại thời điểm sau ghi nhận ban đầu:

Trong loại này thì giá trị hàng hóa và tài sản được giảm hơn so với quá trình tiêu dùng với các hoạt động của đơn vị hoặc cũng có thể là giảm nợ do phải thu hồi nợ.

Kế toán phải ghi nhận các giá trị giảm đi của tài sản trên cơ sở đã sử dụng loại giá và kỹ thuật tính giá hợp lý và thích hợp. Theo đó thì giá gốc của tài sản tại thời điểm sau ghi nhận ban đầu thì vẫn là giá gốc tại thời điểm trước đó.

- Loại thứ ba, giá gốc của tài sản tại thời điểm lập kế toán

Đối với loại này thì giá gốc của tài sản tại thời điểm lập kế toán vẫn là giá gốcc của tài sản tại thời kỳ đầu, giá gốc của tài sản có thể tăng trong kỳ và cũng có thể giảm trong kỳ theo đúng với công thức sau:

Giá gốc tài sản cuối kỳ = giá gốc tài sản kỳ đầu + giá gốc của tài sản trong kỳ - giá gốc của tài sản giảm trong kỳ.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn trên đây thì bạn đã hiểu thế nào là giá gốc và những thông tin về giá gốc mà bạn cần phải biết là gì?

Nguồn: timviec365.vn    Tác giả: Nguyễn Loan

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.